Nội Thất

Cách chọn bàn ghế văn phòng để có một không gian làm việc hiện đại, hợp lý nhất

Các sản phẩm không thể thiếu trong văn phòng của các công ty doanh nghiệp đó là bàn ghế. Chúng giúp cho công việc được hoàn thành thuận lợi hơn, đồng thời mang đến sự hài hòa, hiện đại và tính chuyên nghiệp ở không gian làm việc. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những kinh nghiệm để mua được bàn ghế văn phòng hiện đại nhé.

1. Xác định rõ nhu cầu làm việc và vị trí bộ phận trong văn phòng

Nội thất văn phòng là những thứ sẽ gắn liền với công việc của bạn, đồng thời cũng thể hiện vị trí, thẩm mỹ và con người của bạn.

Khi bước chân vào một văn phòng thì bạn đã xác định rằng mình cần phải làm việc và hoàn thành tốt công việc. Và những sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ tài liệu đều sẽ là những công cụ hỗ trợ bạn làm việc tốt nhất, nhanh nhất.

Vậy việc lựa chọn được bàn ghế thoải mái, tiện dụng sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian cũng như công đoạn để tập trung xử lý công việc hiệu quả hơn.

Khách hàng hoặc sếp có thể đánh giá bạn qua cách bạn ngồi làm việc có thoải mái không, không gian làm việc có gọn gàng không. Trong mắt khách hàng một người có phong thái luộm thuộm sẽ không đáng tin.

Ví dụ: bạn có một chiếc bàn sạch sẽ, hợp với phong cách chung của văn phòng cùng với ghế ngồi vừa vặn thì đồng nghiệp, khách hàng có thể biết bạn là một người gọn gàng, ngăn nắp và có trật tự.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm lãnh đạo. Do đó, khi lựa chọn bàn ghế văn phòng, bạn cũng cần để ý đến “bộ mặt” và “vị thế” của mình để chọn được sản phẩm phù hợp.

Lãnh đạo thường sẽ khác với nhu cầu của nhân viên.

  • Phòng giám đốc sẽ cần những bộ bàn ghế sang trọng, tinh tế ví dụ như bàn gỗ, bàn mặt kính kèm với ghế xoay bề thế.
  • Phòng nhân viên sẽ cần những thiết kế gọn gàng, đồng bộ và hiện đại, cùng phong cách để có sự kết nối với nhau trong công việc.

Xác định nhu cầu trước khi mua cũng giúp bạn sử dụng bàn ghế hiệu quả, tránh lãng phí, tránh chọn nhầm sản phẩm khiến công việc bị trì trệ.

2. Kiểu dáng bàn ghế nên lựa chọn theo mục đích sử dụng

– Làm việc tại nhà:

Bạn có thể sử dụng những thiết kế đơn giản, hiện đại hoặc đa năng. Không gian văn phòng tại nhà thường được thiết kế tùy theo phong cách chung của căn hộ.

Bạn có thể sở hữu một văn phòng riêng hoặc đặt bàn làm việc trong phòng ngủ. Nếu có nhiều giấy tờ, thiết bị thì bạn nên sử dụng bàn đa năng kèm kệ.

Ngược lại nếu có phòng riêng rộng và thoáng thì bạn có thể chọn bàn gỗ, bàn chân sắt cùng với ghế xoay để kết hợp với giá sách, tủ kệ trong phòng. Ghế có thể là ghế xoay, ghế chân quỳ hay ghế eames tùy vào sở thích.

– Bàn ghế cho phòng nhân viên:

Phòng nhân viên cần sự kết nối giữa các đồng nghiệp với nhau. Vì thế, bạn có thể chọn những loại bàn đôi hoặc cụm bàn làm việc từ bốn bàn trở lên.

Thiết kế mẫu bàn này gắn liền và đối xứng nhau, có vách ngăn giữa các không gian riêng để đảm bảo sự tập trung tối đa cho người dùng.

Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng những thiết kế truyền thống hoặc đa năng như không gian làm việc tại nhà cho nhân viên của mình. Tương tự, dòng bàn này cũng có thể kết hợp với nhiều loại ghế khác nhau.

– Bàn ghế văn phòng giám đốc:

Thiết kế của dòng bàn này thường có kiểu dáng đặc biệt hơn bàn nhân viên. Bàn ghế thể hiện được sự hiện đại và sang trọng, có uy thế của người lãnh đạo.

Thiết kế cần nổi bật sự cao cấp, từng chi tiết bàn phải tỉ mỉ. Những mẫu bàn gỗ lớn hoặc bàn chữ U, chữ L cực kỳ thích hợp.

Bàn ghế giám đốc cần phải có các hộc tủ hoặc kệ ở ngay bên dưới để tiện lợi khi cần lưu trữ giấy tờ, hồ sơ và vật dụng văn phòng. Mẫu ghế kết hợp với bàn giám đốc cũng phải dễ chịu, thoải mái và tiện nghi để thể hiện vị thế lãnh đạo.

– Bàn ghế cho phòng họp:

Thiết kế của bàn thường có mặt hình chữ nhật hoặc bầu dục phù hợp với nhiều người dùng cùng lúc và không mất đi sự liên kết trong công việc.

Ghế cũng có nhiều kiểu dáng như ghế xoay, ghế lưới, ghế chân quỳ, ghế gấp,…

3. Tuổi thọ của bàn ghế phụ thuộc vào việc chọn chất liệu ban đầu

Một số ưu điểm của từng loại chất liệu mà bạn nên biết như sau:

Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp thường được ứng dụng trong sản xuất bàn văn phòng. Gỗ được tẩm sấy và xử lý chống mối mọt, chống cong vênh cũng như hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết. Bề mặt gỗ cũng thường được sơn bóng hoặc phủ melamine (đối với cốt gỗ công nghiệp) để chống lại tác hại của độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Nhìn chung, thiết kế bàn gỗ được rất nhiều người lựa chọn vì tuổi thọ tương đối cao.

Sắt thường sử dụng làm chân bàn hoặc ghế là chính. Và nó sẽ được kết hợp với các chất liệu khác như gỗ, kính, đá để làm mặt bàn.

Chân sắt được phủ sơn tĩnh điện hoặc mạ crom sáng bóng bên ngoài vừa chống oxy hóa vừa tăng tính thẩm mỹ cho bàn làm việc.

Mặt bàn bằng kính và đá sẽ được mài nhẵn và nằm trong khung sắt để hạn chế tình trạng nứt, vỡ. Riêng mặt bàn bằng gỗ thì sẽ được bo tròn các góc để đảm bảo an toàn mà không cần khung sắt bên ngoài. Tuổi thọ của bàn văn phòng chân sắt khá cao với giá thành rẻ.

Hy vọng qua bài viết này bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ chọn được cho mình loại bàn ghế văn phòng phù hợp nhất nhé!

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *